Tin tức - Khuyến mãi

Giải trí trên VTVCab

Thể thao cùng VTVCab

Đăng ký miễn phí dịch vụ VTVCab

Lưu ý: Khi đăng ký Truyền hình cáp VTVCab

  • Đối với cá nhân: chuẩn bị CMND / Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu
  • Đối với doanh nghiệp: cần có CMND / Căn cước + Bản sao giấy phép kinh doanh
  • Hình thức thanh toán:
    • Đối với khách hàng ở nhà thuê, nhà mướn, không trùng địa chỉ trên giấy tờ tùy thân. Thanh toán tối thiểu 06 tháng cước dịch vụ.
    • Đối với khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ VTVCab và còn nợ cước. Cần thanh toán nợ cũ và nối lại dịch vụ
  • Thời gian lắp đặt: trung bình trong 48h
  • Giá trên đã gồm 10% VAT
  • Nếu khách hàng gặp sự cố kỹ thuật vui lòng điền trong phần YÊU CẦU KHÁC với nội dung là lỗi kỹ thuật bạn đang gặp phải, DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ chọn là KHÁC.
  • Giá trên áp dụng cho khu vực TP.HCM, khách hàng ở các khu vực khác vui lòng gọi (08) 8800 1515 (Từ 07:00 đến 20:00 tất cả các ngày trong tuần)

Kiến nghị xem xét xử lý hình sự hành vi vi phạm bản quyền

Sau vụ việc VTVcab hai lần bị tước quyền phát sóng Cúp C1 và C3 vì bị nhiều đơn vị khác vi phạm bản quyền. Nhiều ý kiến cho rằng, nhà nước cần xem xét xử lý hình sự hành vi vi phạm bản quyền, thay vì xử lý hành chính như hiện nay vì vi phạm bản quyền cũng được coi như hành vi ăn cắp tài sản.



Mới đây, sau khi chính thức bị đối tác lần thứ 2 tước bản quyền phát sóng giải bóng đá hấp dẫn UEFAChampions League, UEFAEuropa League (Cúp C1 và C3) vì lý do bị các đơn vị khác xâm hại bản quyền trên Internet, Tổng giám đốc VTVcab Hoàng Ngọc Huấn đã chính thức lên tiếng xin lỗi khán giả, xin lỗi người hâm mộ vì VTVcab không thể tiếp tục mang lại những trận đấu đỉnh cao của giải đấu danh giá nhất thế giới Cúp C1 và C3 ở những vòng đấu mới tiếp theo.

Ông Huấn cũng cho biết, gần đây VTVcab liên tục đưa ra nhiều thông tin, cảnh báo trên các phương tiện truyền thông về việc VTVcab bị vi phạm bản quyền, điều này ảnh hưởng tới việc VTVcab có nguy cơ bị tước bản quyền nếu cứ tiếp tục bị vi phạm.

Theo quy định của Liên đoàn bóng đá châu Âu, khi bán bản quyền tại bất cứ quốc gia nào, đơn vị mua bản quyền để kinh doanh phải có trách nhiệm bảo vệ bản quyền, không cho đơn vị khác quay hình, chống sao chép, nếu không bảo vệ được bản quyền trong lãnh thổ của mình mà để bị đơn vị khác vi phạm thì chính đơn vị mua bản quyền sẽ phải chịu trách nhiệm và bị cắt bản quyền.

Bản quyền giải đấu Cúp C1 và C3 luôn xếp vào hàng đắt đỏ nhất trong các gói bản quyền truyền hình. Ví dụ, mới đây BT Sports đã công bố chi 1,3 tỷ bảng Anh để có được bản quyền C1 và C3 trên truyền hình trong 3 mùa giải 2018 - 2021. Tức là mỗi năm BT Sports phải chi hơn 430 triệu bảng Anh cho một mùa giải.

Trong khi đó, VTV của Việt Nam là 1 trong số 3 kênh truyền hình hiếm hoi của châu Á phát miễn phí giải đấu C1 và C3. Hai nhà đài khác gồm có kênh PPTV của Thái Lan và kênh SCTV của Indonesia. Việc VTVcab bị mất quyền phát sóng gây thiệt thòi rất lớn cho người hâm mộ Việt Nam.

Theo đại diện VTVcab, nguyên nhân chính dẫn đến việc VTVcab bị tước mất quyền phát sóng là do một số đối tác thứ 3 được quyền phân phối kênh Bóng đá TV của VTVcab trên hệ thống được truyền dẫn nguyên trạng, tuy nhiên không chỉ phát sóng kênh BongdaTV họ đã vô tình vi phạm cắt cúp các video để đưa lên trang web của mình, hành vi này diễn ra khá phổ biến với các đối tác phân phối thứ 3 của VTVcab. VTVcab đã có văn bản nhắc nhở nhiều lần nhưng các đối tác không thực hiện triệt để. Bên cạnh đó, nhiều thiết bị IPTV không được phép truyền dẫn nội dung Cúp C1 và C3 nhưng vẫn truyền dẫn tín hiệu trái phép.

Một nguyên nhân khác là hàng loạt các trang báo điện tử, trang tin điện tử, mạng xã hội đã cắt cúp clip từ nguồn VTVcab hoặc từ các trang nước ngoài đưa lên trang web riêng, đây cũng là hành vi vi phạm.

VTVcab có trách nhiệm bảo vệ bản quyền bằng cách tìm ra các trang vi phạm, thông báo văn bản với các đơn vị vi phạm và báo cáo cơ quan chức năng để ngăn chặn nhưng không thể giải quyết nhanh chóng theo yêu cầu của đối tác nước ngoài. Lý do là các trang điện tử đã khai thác quá nhiều clip đưa vào các chuyên trang, chuyên mục của họ, nên ngay trong thời gian ngắn để xóa bỏ ngay lập tức hàng ngàn clip theo yêu cầu của đối tác nước ngoài là không thể.

Một hành vi vi nguy hiểm hơn nữa là các trang web đăng tải nguyên trạng trận đấu. Các trang web lậu này lấy nguyên si trận đấu từ nhiều nguồn như từ VTV, từ VTVcab hoặc lấy từ các trang thể thao miễn phí của nước ngoài đưa lên trang của họ.

Hiện nay, ngay trận bán kết lượt về sau khi VTVcab đã bị mất quyền phát sóng, người dùng vẫn có thể truy cập vào các trang web lậu để xem các trận đấu sau đó. Bản thân người vận hành trang web còn thay các bình luận viên để bình luận trực tiếp các trận đấu ngay trên các trang web thu sóng lậu.

Trả lời trên VTV, Luật sư Phan Vũ Tuấn (Văn phòng Luật sư Phan Law) cho rằng, hiện nay chế tài xử phạt hành vi vi phạm bản quyền chưa đủ mạnh và không đủ sức răn đe. Theo quy định của pháp luật, mức phạt cao nhất cho vi phạm bản quyền là rút giấy phép và phạt hành chính 200 triệu đồng. Nếu nhìn vào vụ việc của VTVcab, giả sử bên phía đối tác nước ngoài bắt bồi thường có thể VTVcab phải bồi thường lên đến con số 200 -300 triệu USD. Do đó, hành vi vi phạm bản quyền cần phải được xem xét dưới góc độ kinh tế và có biện pháp răn đe cao hơn. Vì vấn đề vi phạm bản quyền này không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho VTVcab mà còn gây thiệt hại cho hàng triệu người hâm mộ. Cần thay đổi hình thức xử lý vi phạm, thay vì xử lý hành chính thì phải xử lý hình sự. Những hành vi ăn cắp bản quyền ở nước ngoài được coi như hành vi ăn cắp tài sản và bị xử lý rất nặng .

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, nếu nhà nước không mạnh tay dẹp bỏ nạn vi phạm bản quyền trên Internet thì tới đây sẽ không có một doanh nghiệp nào, hay một nhà đài nào sẽ dám bỏ tiền để mang về bản quyền những giải đấu đỉnh cao như EURO, World Cup hay những chương trình có giá bản quyền đắt đỏ khác.

Nguồn ICTNews

Xem EURO 2024 trên VTVCab

VTVCab HCM - Thông báo nghỉ Tết nguyên đán 2017

VTVCab chi nhánh HCM nghỉ tết
Từ ngày 25/1 (nhằm ngày 28/12 âm lịch) đến ngày 2/2/2017 (nhằm ngày mùng 6 âm lịch)

Trong thời gian nghỉ Tết mọi yêu cầu hỗ trợ vui lòng gọi 19001515
Hoặc gửi yêu cầu Online tại đây

Zalo
Zalo
Live Chat
Live Chat
Messenger
Messenger
Hotline
Hotline